Ứng dụng của Laser trong vật lý trị liệu

Laser là một chùm quang tử (photon) có cùng tần số với các sóng cùng pha. Các tham số được sử dụng để mô tả phép tính của laser bao gồm :

1.1. Độ dài sóng, tính bằng nanomet.

1.2. Độ dài xung hoàn toàn, tần số lặp lại, thời gian chiếu.

1.3. Năng lượng và độ tập trung tính bằng J/cm”.

1.4. Độ sáng tính bằng W/cm”. 1.5. Sự phân kỳ của chùm tia – Sự lan rộng của chùm.

Những loại laser thường dùng trong y học bao gồm:

a. Helium – neon (HeNe) (632,3nm)

b. Ruby (694,3nm)

c. Argon (476,5 – 514,5nm)

d. Neodymium (ND) (gần hồng ngoại 1060nm)

e. Helium Cadmiun (325 – 441,6nm)

  1. SINH – VẬT LÝ (BIOPHYSIC). 

Ánh sáng được sử dụng dưới dạng laser hoàn toàn khác với ánh sáng khuếch tán như trong điều trị nhiệt bức xạ. Tuy nhiên ánh sáng laser cũng có một số đặc tính giống như ánh sáng khuếch tán.

Ảnh hưởng của quang tử trong chùm laser đối với mô, về cơ bản giống như các quang tử trong ánh sáng khuếch tán có cùng độ dài sóng. Vì vậy laser tạo ra các quang tử trong vùng ánh sáng đỏ hay vùng hồng ngoại sẽ sưởi nóng mô và các photon của vùng tử ngoại sẽ tạo ra phản ứng quang hoá học. Cũng như thế, giống như ánh sáng khuếch tán, tính chất hấp thụ và phản chiếu của mô sẽ thay đổi tuỳ theo độ dài sóng của photon được sử dụng.

Tóm lại, laser phát ra các photon có thể tác động lên các phân tử sinh học để tạo ra các phản ứng quang nhiệt và quang hóa rất giống như các nguồn sáng thường. Nó chỉ khác với các nguồn sáng này là tính đơn sắc, sự cố kết và cường độ cao.

Cường độ của phản ứng sinh học trong các mô phụ thuộc vào : 2.1. Sự hấp thụ, sự phản xạ và sự truyền của độ dài sóng.

2.2. Độ tập trung.

2.3. Thời gian chiếu sáng.

2.4. Lưu lượng máu.

  1. NHỮNG ỨNG DỤNG LÂM SÀNG CỦA LASER. 

Hầu hết những ứng dụng của laser trong y học được phát triển cho những mục đích ngoại khoa, đặc biệt là trong nhãn khoa, phẫu thuật thần kinh và phẫu thuật tổng quát.

Những ứng dụng của laser trong y học vật lý và phục hồi chức năng vật lý trị liệu ít được chứng minh rõ ràng. Người ta biết rất ít về hiệu quả của nó và về cơ chế đáp ứng sinh học được tạo ra. Không có một sự tương quan lâm sàng nào đã được minh chứng giữa những hiệu quả phi nhiệt (nonthermal effect) của laser với những hiệu quả điều trị đáng kể (potential therapentic effects) của nó.

Một số tác dụng của laser được biết đến như sự làm lành vết thương, điều trị viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp (thoái hoá khớp), giảm đau… được nhiều tác giả đề cập, nhưng các số liệu so với nhóm chứng hay so với các phương thức điều trị vật lý khác không có giá trị về mặt thống kê y học.

Tóm lại, sự sử dụng laser trong y học vật lý và phục hồi chức năng và vật lý trị liệu được tán thành, nhưng cần thiết phải có nhiều hơn nữa những nghiên cứu kiểm chứng để đánh giá hiệu quả của phương thức điều trị mới này, và yêu cầu xa hơn là phải hiểu cơ chế của sự tương tác với các mô sinh học dưới những điều kiện trị liệu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *