Tổng quan rối loạn nuốt sau đột quỵ

Rối loạn nuốt (dysphagia) là tình trạng khiếm khuyết hoặc rối loạn các giai đoạn của quá trình nuốt. Tỷ lệ rối loạn nuốt dao động từ 19% đến 65% trong giai đoạn cấp sau đột quỵ, tùy thuộc vào vị trí của tổn thương đột quỵ, thời điểm đánh giá và phương pháp đánh giá. Rối loạn nuốt làm tăng tỷ lệ tử vong, biến chứng và thời gian nằm viện. ½ số bệnh nhân rối loạn nuốt sau đột quỵ bị hít sặc (aspiration), 1/3 số bệnh nhân bị viêm phổi. Nguy cơ viêm phổi tăng gấp 3 lần ở bệnh nhân rối loạn nuốt. Viêm phổi sau đột quỵ khá phổ biến ước tính từ 5% đến 26% tùy thuộc vào tiêu chuẩn chẩn đoán. Bệnh nhân rối loạn nuốt có thể không nhận được đầy đủ năng lượng, dẫn đến suy dinh dưỡng. 90% rối loạn nuốt hồi phục sau 2 tuần. Tuy nhiên, thời gian từ lúc đột quỵ đến lúc hồi phục có thể đến 2 – 3 tháng

Sinh lý nuốt Hoạt động nuốt bao gồm 3 giai đoạn: giai đoạn miệng, hầu họng và thực quản. Giai đoạn miệng bao gồm: pha A (chuẩn bị) gồm hoạt động nhai, trộn tạo thành viên thức ăn; và pha B vận chuyển thức ăn đến hầu. Giai đoạn hầu là một phản xạ không tự ý, dây thần kinh hướng tâm là V, IX và ly tâm là V, IX, X và XII. Các sóng nhu động của giai đoạn thực quản được điều khiển bởi dây IX, X và đám rối thần kinh Auerbach ở thực quản nhằm đưa thức ăn xuống dạ dày.

Phục hồi chức năng rối loạn nuốt ở bệnh nhân sau đột quỵ não - PGS Hà Hoàng Kiệm

hình ảnh giải phẫu miệng, học, thực quản

Cơ chế và các yếu tố nguy cơ của rối loạn nuốt sau đột quỵ:  Các yếu tố làm tăng nguy cơ rối loạn nuốt sau đột quỵ gồm tuổi cao, tiền sử đột quỵ, độ nặng của đột quỵ đánh giá bằng thang điểm NIHSS, rối loạn ý thức, thể tích tổn thương càng lớn, và vị trí tổn thương. Các nghiên cứu phân tích điểm ảnh (voxel) trên cộng hưởng từ cho thấy có mối liên quan giữa biểu hiện của rối loạn nuốt và vị trí tổn thương. Thời gian vận chuyển thức ăn ở miệng kéo dài có liên quan các tổn thương ở thùy trán dưới và hồi trước trung tâm (precentral gyrus); thời gian pha hầu kéo dài chủ yếu do tổn thương ở hạch nền và vành tia bán cầu phải; tổn thương ở bèo sẫm (putamen) bên phải thường liên quan hít sặc. Đột quỵ thân não có tỷ lệ mắc rối loạn nuốt cao hơn đột quỵ bán cầu. Hiểu biết về liên quan giữa vị trí tổn thương và rối loạn nuốt ở bệnh nhân đột quỵ giai đoạn mạn tính là bước quan trong đầu tiên để dự đoán rối loạn nuốt lâu dài sau đột quỵ, cung cấp thông tin về hiệu quả của các can thiệp điều trị và dự phòng rối loạn nuốt sau đột quỵ. Hệ thống cơ hầu họng được chi phối bởi cả 2 bán cầu nhưng không đối xứng. Các nghiên cứu theo dõi điểm ảnh kích thích từ trường xuyên sọ (TMS mapping) hoặc hình ảnh cộng hưởng từ chức năng cho thấy sự bù trừ và hoạt hóa vỏ não bên lành ở bệnh nhân rối loạn nuốt do tổn thương bán cầu. Sự tái tổ chức của bán cầu không tổn thương (neuroplasticity) có vai trò trong hồi phục chức năng nuốt

phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền Á Đông là địa chỉ Điều trị đột quỵ có sự can thiệp của đa chuyên khoa (multiprofessional). không chỉ phục hồi về vận động mà còn phục hồi chức năng về rối loạn nuốt và cải thiện các hoạt động hằng ngày. Mang lại cho người bệnh một chất lượng sống tốt nhất có thể.

6 thoughts on “Tổng quan rối loạn nuốt sau đột quỵ

  1. Linh Trần says:

    Chào bác sĩ, tôi vô tình đọc được bài chia sẻ của bác sĩ, tôi đã áp dụng các bước mà bác sĩ hướng dẫn cho mẹ của tôi, khoảng 5 ngày đầu bà tập rất ngượng, chưa quen. Nhưng những ngày tiếp đó bà tập luyện quen hơn và thực hiện rất tốt. Các bài tập bước 3 khá khó hiểu nên bác sĩ có thể gửi video hoặc tranh ảnh cụ thể hơn để tôi tập cho mẹ được không? Cảm ơn bác sĩ, chúc bác sĩ mạnh khoẻ!

    • Á Đông Clinic says:

      Giai đoạn 2,3 là giai đoạn hầu và thực quản, giai đoạn này các cơ hầu, thực quản hoạt động phản xạ tự ý. Bài tập của giai đoạn này khó có thể dùng các từ ngữ thông dụng để mô tả. Bạn nên cho mẹ đến phòng khám khám hoặc đặt lịch , bác sĩ sẽ đế tận nhà để khám cho mẹ bạn và đưa ra bài tập phù hợp cho mẹ bạn nhé.

    • Á Đông Clinic says:

      được chú nhé, ông nhà nên được trị liệu rối loạn nuốt càng sớm càng tốt tránh biến chứng hít sặc suy dinh dưỡng do nuốt khó . Chú liên hệ phòng khám để bác sĩ cử người nhà đến khám trực tiếp cho ông nhà , hoặc chú đưa bố đến phòng khám 22D Giảng Võ để khám và điều trị .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *