Hướng dẫn dự phòng và tầm soát ung thư

Nguy cơ phát triển ung thư và các bệnh nghiêm trọng khác phụ thuộc rất nhiều và chế độ ăn uống, tập thể dục cũng như các thói quen của cơ thể. Trong khi triệu chứng của đa số bệnh ung thư giai đoạn sớm đôi khi không được thể hiện cũng như dễ dàng nhận biết. Do đó, các khuyến nghị về xét nghiệm tầm soát các loại ung thư đã được đề xuất và nên được thực hiện thường xuyên, song song với chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý. Các xét nghiệm sàng lọc được sử dụng để xác định ung thư ở những người không có triệu chứng. Tầm soát mang lại cho bạn cơ hội tốt nhất để phát hiện ung thư càng sớm càng tốt – khi ung thư còn ở giai đoạn sớm và chưa di căn. Dưới đây là một số thông tin về lối sống lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ ung thư và các khuyến nghị xét nghiệm tầm soát ung thư theo độ tuổi và giới tính.

DỰ PHÒNG UNG THƯ BẰNG THAY ĐỔI LỐI SỐNG

1.Tránh xa thuốc lá.   

Hãy nhớ, KHÔNG có dạng thuốc lá an toàn. Nếu bạn đang hút thuốc lá, hãy dừng lại! Đồng thời, khuyến khích những người xung quanh bạn bỏ thuốc lá. Bạn nên tránh xa khói thuốc lá (hút thuốc lá thụ động) vì nó cũng có khả năng gây ra ung thư cũng như nhiều vấn đề sức khỏe khác.

  1. Duy trì cân nặng hợp lý.Thừa cân hoặc béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư. Bạn có thể kiểm soát cân nặng của mình bằng những lựa chọn về ăn uống lành mạnh và tập thể dục.

  2. Hoạt động thể chấtĐối với người lớn: mỗi tuần, dành ít nhất 150-300 phút hoạt động thể chất cường độ trung bình hoặc 75-150 phút hoạt động cường độ mạnh (hoặc kết hợp những hoạt động này). Trẻ em và thiếu niên: dành ít nhất 1 giờ hoạt động cường độ trung bình hoặc mạnh mỗi ngày.

  3. Ăn uống lành mạnh.Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế hoặc tránh các loại thịt đỏ và thịt đã qua chế biến, đồ uống có đường và thực phẩm đã qua chế biến. Tốt nhất bạn không nên uống rượu. Nếu bạn có uống rượu, không quá 1 ly mỗi ngày đối với phụ nữ hoặc 2 ly mỗi ngày đối với nam giới.

    TẦM SOÁT UNG THƯ

    1. Từ 21-39 tuổi

    Nam giới:

    Kiểm tra tầm soát ung thư đại tràng (trong trường hợp có những yếu tố nguy cơ như, tiền sử gia đình, rối loạn di truyền hoặc các yếu tố khác).

    Nữ giới:

    Kiểm tra tầm soát ung thư vú: chúng ta cần biết tình trạng bình thường của vú và đi kiểm tra nếu thấy bất kì sự thay đổi nào. Tìm hiểu xem bạn có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn mức trung bình hay không. Nếu không, thì lúc này chưa cần xét nghiệm sàng lọc. Nếu có, hãy thực hiện kiểm tra vú và các xét nghiệm sàng lọc cần thiết.

    Kiểm tra tầm soát ung thư cổ tử cung: không cần kiểm tra trước 25 tuổi. Bắt đầu từ 25 tuổi đến 65 tuổi, tất cả phụ nữ nên làm xét nghiệm HPV 5 năm một lần.

    Kiểm tra tầm soát ung thư đại tràng: tìm hiểu xem bạn có nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng cao hơn mức trung bình hay không. Nếu không, thì lúc này chưa cần sàng lọc.

    1. Từ 40-49 tuổi

    Nam giới:

    Kiểm tra tầm soát ung thư đại tràng: tất cả những người có nguy cơ trung bình nên bắt đầu thử nghiệm ở tuổi 45.

    Kiểm tra tầm soát ung thư tuyến tiền liệt: bắt đầu từ 45 tuổi, nam giới có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao hơn mức trung bình nên cần nói chuyện với bác sĩ về những điều không chắc chắn, rủi ro và lợi ích của xét nghiệm sàng lọc để có thể quyết định có muốn xét nghiệm hay không. Nam giới có hơn một người thân bị ung thư tuyến tiền liệt trước 65 tuổi thậm chí có nguy cơ cao hơn nên xét nghiệm sàng lọc ở tuổi 40.

    Nữ giới:

    Kiểm tra tầm soát ung thư vú: phụ nữ từ 40 đến 44 tuổi nên có lựa chọn bắt đầu tầm soát ung thư vú hàng năm thông qua chụp X quang tuyến vú nếu có điều kiện. Bắt đầu từ 45 tuổi, phụ nữ nên chụp X quang tuyến vú hàng năm.

    Kiểm tra tầm soát ung thư cổ tử cung: làm xét nghiệm HPV 5 năm một lần.

    Kiểm tra tầm soát ung thư đại tràng: tất cả những người có nguy cơ trung bình nên bắt đầu sàng lọc ở tuổi 45.

    1. Từ 50-64 tuổi

    Nam giới:

    Kiểm tra tầm soát ung thư đại tràng: tất cả những người có nguy cơ trung bình nên bắt đầu xét nghiệm ở tuổi 45

    Kiểm tra tầm soát ung thư tuyến tiền liệt: bắt đầu từ 50 tuổi, tất cả nam giới có nguy cơ trung bình nên thực hiện tầm soát.

    Kiểm tra tầm soát ung thư phổi: nếu bạn từ 55 tuổi trở lên, hãy nói chuyện với bác sỹ về tiền sử hút thuốc và liệu có nên chụp CT liều thấp hàng năm để tầm soát ung thư phổi sớm hay không. Việc tầm soát có thể có lợi nếu bạn là người thường xuyên hoặc từng hút thuốc (đã bỏ thuốc lá trong vòng 15 năm qua).

    Nữ giới:

    Kiểm tra tầm soát ung thư vú: phụ nữ từ 50 đến 54 tuổi nên chụp X quang vú hàng năm. Bắt đầu từ tuổi 55, phụ nữ nên chuyển sang chụp X quang vú 2 năm một lần, hoặc có thể tiếp tục chụp mỗi năm.

    Kiểm tra tầm soát ung thư cổ tử cung: làm xét nghiệm HPV 5 năm một lần.

    Kiểm tra tầm soát ung thư đại tràng: tất cả những người có nguy cơ trung bình nên bắt đầu xét nghiệm ở tuổi 45.

    Kiểm tra tầm soát ung thư phổi: nếu bạn từ 55 tuổi trở lên, hãy nói chuyện với bác sỹ về tiền sử hút thuốc và liệu có nên chụp CT liều thấp hàng năm để tầm soát ung thư phổi sớm hay không. Việc tầm soát có thể có lợi nếu bạn là người thường xuyên hoặc từng hút thuốc (đã bỏ thuốc lá trong vòng 15 năm qua).

    1. Sau 64 tuổi

    Nam giới:

    Kiểm tra tầm soát ung thư đại tràng: nên làm xét nghiệm cho đến hết 75 tuổi. Hầu hết những người trên 85 tuổi không nên đi khám nếu không có những bất thường về sức khoẻ.

    Kiểm tra tầm soát ung thư tuyến tiền liệt: tình trạng sức khỏe tổng thể chứ không phải tuổi tác là điều quan trọng khi đưa ra quyết định xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt. Nam giới có thể sống thêm ít nhất 10 năm nên cân nhắc về việc thực hiện sàng lọc ung thư tiền liệt tuyến.

    Kiểm tra tầm soát ung thư phổi: việc tầm soát có thể có lợi nếu nam giới là người tích cực hoặc từng hút thuốc (bỏ thuốc lá trong vòng 15 năm qua),

    Nữ giới:

    Kiểm tra tầm soát ung thư vú: nên chụp quang tuyến vú 2 năm một lần, hoặc có thể chọn chụp mỗi năm.

    Kiểm tra tầm soát ung thư cổ tử cung: không cần xét nghiệm nếu đã xét nghiệm ung thư cổ tử cung thường xuyên với kết quả bình thường trong 10 năm trước đó. Không cần xét nghiệm sau khi phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung miễn là nó được thực hiện vì những lý do không liên quan đến ung thư cổ tử cung hoặc tiền ung thư. Phụ nữ có tiền sử tiền ung thư cổ tử cung nghiêm trọng nên tiếp tục xét nghiệm trong 25 năm sau chẩn đoán đó.

    Kiểm tra tầm soát ung thư đại tràng: nên làm xét nghiệm cho đến hết 75 tuổi. Hầu hết những người trên 85 tuổi không nên đi khám nếu không có những bất thường về sức khoẻ.

    Kiểm tra tầm soát ung thư phổi: hãy nói chuyện với bác sỹ về tiền sử hút thuốc và liệu có nên chụp CT liều thấp hàng năm để tầm soát ung thư phổi sớm hay không. Việc tầm soát có thể có lợi nếu bạn là người thường xuyên hoặc từng hút thuốc (đã bỏ thuốc lá trong vòng 15 năm qua).

     

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *