Chụp cộng hưởng từ MRI là gì và ưu điểm của phương pháp này?

 

Ngày nay, để có thể chẩn đoán chính xác tình hình bệnh, các bệnh viện lớn thường áp dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI. Chụp cộng hưởng từ sẽ đưa ra kết quả thông qua hình ảnh một cách tốt nhất, chính xác nhất, có hiệu quả hơn so với các phương pháp cận lâm sàng khác. Vậy chụp cộng hưởng từ là gì và ưu điểm của nó so với các phương pháp khác.

1. Cộng hưởng từ MRI là gì?
Cộng hưởng từ MRI là phương pháp tiên tiến hiện đại, kỹ thuật tạo hình cắt lớp dùng từ sóng từ trường và sóng radio. Khi cơ thể bước vào quá trình chụp cộng hưởng từ, các nguyên tử hydrogen sẽ bị hấp thụ và phóng thích năng lượng RF. Máy sẽ thu nhận quá trình phóng thích, xử lý và chuyển đổi những tín hiệu nhận được thành hình ảnh.

Hình ảnh chụp MRI có chất lượng và độ tương phản cao, chi tiết, sắc nét, rõ ràng, có khả năng tái tạo 3D, giải phẫu tốt giúp bác sĩ dễ dàng chẩn đoán chính xác tình hình bệnh lý của bệnh nhân. Phương pháp chẩn đoán bằng MRI tốt hơn nhiều so với chụp X – quang, cắt lớp CT, siêu âm…

Ngoài ra, sử dụng cộng hưởng từ MRI không có tia xạ, đảm bảo an toàn cao nên được các chuyên gia trong lĩnh vực y tế đánh giá rất tốt.

TRUY TÌM “THỦ PHẠM” GÂY TỔN THƯƠNG CỘT SỐNG NHỜ CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ (MRI)

2. Chụp cộng hưởng từ MRI cho những bộ phận nào trên cơ thể?

– Chụp sọ não : Chụp sọ não để phát hiện nhiều bệnh như u dây thần kinh sọ não, u não, tai biến, dị dạng mạch máu não, chấn thương sọ não, động kinh,…

– Chụp hốc mắt : Giúp phát hiện các bệnh lý về thị giác, những tổn thương gây ảnh hưởng đến dây thần kinh thị giác,…

– Chụp vùng cổ : Phát hiện những bệnh lý tổn thương như viêm, các khối u, hạch bạch huyết,… Những tổn thương ở đám rối thần kinh cánh tay cũng sẽ được phát hiện ra khi chụp vùng cổ.

– Cột sống : Những bệnh liên quan đến cột sống, dây chằng, đĩa đệm như thoái hóa cột sống, thoát vị, viêm nhiễm đĩa đệm,… và các bệnh về tủy sống như chấn thương, u tủy sống,… đều sẽ được phát hiện khi chụp MRI.

– Cơ xương khớp : Giúp phát hiện bệnh sụn khớp, cấu trúc ổ khớp, gân cơ, xương và dây chằng,… Những bệnh hình thành sớm cũng có thể phát hiện được như viêm nhiễm, tràn dịch ổ khớp, chấn thương dây chằng,…

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ (MRI)

– Chụp vùng bụng – chậu : MRI kiểm tra và phát hiện các bệnh lý về gan, đường mật như sỏi mật, u đường mật, u gan,… Bệnh lý về lá lách, thận, tuyến tụy, tuyến thượng thận,… Và cả bệnh lý về vùng tiểu khung, các giai đoạn của ung thư.

– Tuyến vú: Chụp MRI có thể chẩn đoán chính xác các tổn thương ở tuyến vú như u lành tính, u ác tính, bệnh viêm nhiễm ở vú.

– Thai nhi (đối với mẹ bầu): Qua chụp MRI, các bác sĩ sẽ chẩn đoán sự bất thường, dị tật bẩm sinh phức tạp của thai nhi.

– Tim – mạch máu: Phát hiện các bệnh nhồi máu cơ tim, hệ bạch huyết, nghẽn tắc mạch máu,…

3. Lợi ích của chụp cộng hưởng từ:

  • Chụp cộng hưởng từ là phương pháp có rất nhiều ưu điểm
  • Là phương pháp chẩn đoán bệnh tiên tiến với công nghệ Silent hiện đại nhất hiện nay.
  • Cơ thể bệnh nhân không bị ảnh hưởng do yếu tố tia xạ.
  • Đảm bảo an toàn về mặt sinh học.
  • Hình ảnh sắc nét, rõ ràng, có khả năng 3D dễ chẩn đoán.
  • Độ phân giải cao, hiển thị hình ảnh chụp chi tiết tốt hơn chụp CT.
  • Chất tương phản rất ít gây ra tác dụng phụ.
  • Thời gian chụp rút ngắn, giảm tối đa tiếng ồn.
  • Không cần tiêm thuốc cản quang khi chụp mạch.
  • Tạo sự thoải mái, giảm bớt căng thẳng cho bệnh nhân trong quá trình chụp.
  • Đối tượng sử dụng MRI có thể là người già, trẻ nhỏ, người có sức khỏe yếu, người đang phẫu thuật,…
  • Xử lý các xảo nhiễu của bệnh nhân, chụp tái tạo mạch máu 3 chiều mà không cần tiêm thuốc.
  • Hỗ trợ tối đa cho các bác sĩ chuyên gia dễ dàng chẩn đoán chính xác tình hình bệnh lý của bệnh nhân để đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI chẩn đoán đa dạng nhiều bệnh lý.
  • Những ưu điểm của chụp cộng hưởng từ MRI sẽ giúp người bệnh có được trải nghiệm tốt nhất, thoải mái nhất, yên tâm và hài lòng về phương pháp chẩn đoán bệnh.                                                                                                                                                                                                                                            --> Tóm lại, theo sự phát triển của y học, nhiều bệnh lý hiện nay để chẩn đoán được là phải dựa vào công cụ MRI. Máy chụp MRI đã trở nên phổ biến ở hầu hết các bệnh viện lớn, đóng góp lớn vào công tác khám điều trị bệnh. Vì vậy, cần hiểu rõ các nguyên tắc trên đây và phối hợp tốt với bác sĩ, kỹ thuật viên trong quá trình thực hiện, giúp bạn có được kết quả MRI chuẩn xác và hữu ích. Đây là một dịch vụ kỹ thuật cao, cần các bác sĩ, chuyên gia khám kỹ rồi mới đưa ra chỉ định Cộng Hưởng Từ phù hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *